Làm việc 4 năm không có HĐLĐ có trái luật?

Tôi đang làm việc cho một xưởng cơ khi đã được gần 4 năm. Nhưng đến nay, Công ty vẫn chưa ký HĐLĐ và đóng BHXH cho tôi. Đề nghị luật sư tư vấn, việc Công ty không ký HĐLĐ với tôi có vi phạm pháp luật không?

Luật gia Lý Thị Phượng, Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo, như sau:
Bộ luật Lao động  năm 2012 (BLLĐ) quy định: 
“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” (Điều 15).

“1. Trước khi nhận NLĐ vào làm việc, NSDLĐ và NLĐ phải trực tiếp giao kết HĐLĐ.
Trong trường hợp NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết HĐLĐ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NLĐ” (khoản 1 Điều 18).
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:
“1. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;…
2. NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.
3. NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với NSLĐ quy định tại khoản 4 Điều này.
4. NSDLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là NSDLĐ quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên…” ( Điều 2).
Như vậy, nếu Công ty nơi anh làm việc không ký HĐLĐ với anh là đã vi phạm quy định của pháp luật về Lao động và BHXH. Anh có thể yêu cầu Công ty thực hiện ký hợp đồng và đóng bổ sung BHXH, nếu Công ty từ chối anh có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tại địa phương hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào