Ký HĐLĐ ngắn hạn với lao động không hoàn thành công việc có trái luật?
Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Chúng tôi xin trích dẫn quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 có liên quan như sau:
“1. HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) HĐLĐ xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng" (khoản 1 Điều 22).
3. Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác” (khoản 3 Điều 22).
Căn cứ các quy định nêu trên, NSDLĐ có thể ký HĐLĐ thời hạn thời hạn dưới 12 tháng với NLĐ để làm các công việc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trước đây công việc do chị đảm nhiệm được coi là "công việc có tính chất thường xuyên". Đồng thời, pháp luật có quy định không cho phép giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên.
Tuy nhiên chị cho biết, chị "không đạt doanh số", nên công ty có thể coi vị trí làm việc của chị chỉ có "tính chất tạm thời" (NSDLĐ có thể căn cứ vào nhu cầu của mình trong từng thời điểm nhất định để phân loại công việc và quy định trong quy chế nội bộ của doanh nghiệp). Trường hợp này, Công ty ký HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng với chị là không trái luật.
Thư Viện Pháp Luật