DN có phải trả trợ cấp thôi việc khi NLĐ nghỉ việc không?
Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật BHXH năm 2006 quy định:
“Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này” (khoản 3 Điều 2)
Bộ luật Lao động năm 2012
“Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động” (khoản 3 Điều 36)
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc” (Điều 48)
Như vậy, trong trường hợp của chị, chị đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn và đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên công ty không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho chị theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, nếu chị đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, chị nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Mức hưởng, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật Lao động.
Thư Viện Pháp Luật