Làm gì khi bị vu khống trên mạng xã hội?
Luật gia Nguyễn Tùng Hoa - Công ty luật TNHH Everest - trả lời:
- Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định:
“Tội vu khống
Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (khoản 1 Điều 122)
- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định:
“Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe doạ, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;” (điểm g khoản 3 Điều 66)
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của vụ việc bạn trai chị có thể phạm tội vu khống theo điều 122 BLHS hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.
Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, chị có thể yêu cầu cơ quan quản lý về công nghệ thông tin (Thanh tra sở hoặc Bộ thông tin truyền thông) kiểm tra, làm rõ vụ việc. Sau đó, yêu cầu người tung tin cải chính, xin lỗi công khai hoặc bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ bị thiệt.
Nếu vụ việc ở mức độ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày của chị, chị có thể làm đơn tố giác tại cơ quan công an có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn trai cũ của chị.
Thư Viện Pháp Luật