Qui định hưởng lương hưu với người tham gia bảo hiểm tự nguyện

Hiện nay có nhiều người tham gia BHXH tự nguyện sau khi đã có nhiều năm đóng BHXH bắt buộc để đủ điều kiện nghỉ hưu. Vậy đối với những người nay mới bắt đầu tham gia bảo hiểm tự nguyện, sau này lại tham gia bắt buộc thì điều kiện nghỉ hưu như thế nào? Trần Thị Thuỷ, Hà Nội

Trả lời: Theo quy định hiện hành, người tham gia BHXH bắt buộc trước đó đã tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (gồm cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện);

2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi và có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà trong dó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên;

5. Nam từ đủ 50 tuổi trở lên, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên và có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn;

6. Người lao động có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên mà trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn. 
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào