Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động?
Trung tâm TVPL Công đoàn xin trả lời:
Tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2012, có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN: (1) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT. (2) Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Tại khoản 3 Điều 145-BLLĐ có quy định: NLĐ bị TNLĐ, BNN mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: (a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; (b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ.
Tại khoản 4 Điều 145-BLLĐ quy định: Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định nêu trên.
Như vậy, căn cứ và các quy định nói trên, theo thông tin mà ông cung cấp, chị gái ông bị TNLĐ đã được doanh nghiệp thực hiện đúng theo khoản 1, Điều 144-BLLĐ; tuy nhiên chị gái ông phải nghỉ việc để điều trị là 12 tháng, nhưng mới được công ty chi trả 3 tháng tiền lương là chưa đủ, vẫn còn thiếu 9 tháng tiền lương theo HĐLĐ là 17.145.000đ.
Mặt khác, công ty chưa thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 4, Điều 145-BLLĐ. Cụ thể, cách tính như sau: 1,5 tháng TL + (55 -10) x 0,4tháng TL x 1.905.000đ x 40% = 14.859.000đ.
Chị gái của ông cần làm đơn khiếu nại đến công ty và nhờ sự can thiệp giúp đỡ của Công đoàn công ty để được giải quyết.
Mọi liên hệ, xin được trao đổi qua điện thoại: 033.3829.961
Trung tâm TVPL Công đoàn tỉnh Quảng Ninh
Thư Viện Pháp Luật