Nghỉ hưu trước tuổi và cách tính cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí?

Bạn Đinh Văn Trúc, có số điện thoại 0983…826, hiện đang trú quán tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, là nam giới, đã đóng bảo hiểm bắt buộc được 22 năm trong điều kiện lao động bình thường tại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (FDI). Do bệnh tật, sức khỏe yếu tôi đã được giám định suy giảm khả năng lao động là 62%, tôi đã xin nghỉ việc ở công ty được 1 năm. Xin hỏi tôi có được xin nghỉ hưu trước tuổi không? Nếu được thì cách tính như thế nào? Nếu không được thì tôi phải chờ đến khi nào mới được nghỉ hưu (hiện tại tôi rất muốn xin nghỉ hưu trước tuổi), nếu tôi tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện cho đủ 60 tuổi thì số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện có được cộng dồn không và mức lương hưu đươc hưởng sau này tính như thế nào? Rất mong Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Quảng Ninh tư vấn giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh trả lời như sau:

Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 55- Luật BHXH 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Như vậy, bạn năm nay (2016) mới 50 tuổi nên không đủ điều kiện để nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động (hay gọi là nghỉ hưu trước tuổi). Bạn phải chờ đến khi đủ 55 tuổi (2021), đồng thời phải giám định lại mức suy giảm khả năng lao động đảm bảo với mức từ 61% trở lên, có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi thì được cơ quan BHXH giải quyết.

Căn cứ Điều 56- Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng được tính như sau: Từ ngày 01/01/2018 mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm; sau đó cứ thêm mỗi năm (cả nam và nữ), người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Nếu bạn muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện trong thời gian chờ đủ đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật (55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam), thì được pháp luật khuyến khích, mức lương tham gia bảo hiểm tự nguyện thấp nhất bằng hộ nghèo (hiện tại là 700.000đ/tháng), cao nhất không quá 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm tham gia.

Căn cứ Điều 5, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm tự nguyện có quy định về Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH buộc: Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

 Trong đó:

MBQĐBHXH: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

MBQĐBHXHBB: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

TTĐBHXHBB: Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc.

TTNĐBHXHTN: Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

TTĐBHXHTN: Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện

 

Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 4, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định:  Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

 

Trong đó:

- MĐCTN: Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t

- CSTDBQ: Chỉ số giá tiêu dùng b/quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc sosánh b/quân của năm 2008 bằng 100%

- CSTDBQNT: Chỉ số giá tiêu dùng b/quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Huấn luyện an toàn lao động Công đoàn Quảng Ninh – Điện thoại 0333.829961

Đỗ Văn Khánh

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ hưu trí bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào