Bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với thiết bị gia dụng?
Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh (chị) tham khảo, như sau:
Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiếu và lộ trình thực hiện có quy định: “Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. 1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình. 2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại. 3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện. 4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống)” (Điều 1).
Công văn 1808/2014/TCNL-KHCN có hướng dẫn: “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, các thiết bị thuộc nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm thiết bị văn phòng sẽ không được phép nhập khẩu và sản xuất nếu thiết bị này có hiệu suất dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (Mức MEPS). Bộ Công Thương sẽ không cấp Chứng nhận dán nhãn năng lượng cho những trang thiết bị, phương tiện đăng ký có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn Mức MEPS công bố tại Quyết định 78.”
Theo như quy định trên, tủ lạnh,quạt điện, nồi cơm điện đều nằm trong danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng nên anh bắt buộc phải dán nhãn năng lượng và khi nhập khẩu những mặt hàng này, anh (chị) phải chú ý đến mức hiệu suất năng lượng tối thiểu để được Bộ Công Thương cấp Chứng nhận dán nhãn năng lượng cho những trang thiết bị đó.
Thư Viện Pháp Luật