Thỏa thuận cùng tăng giá dịch vụ có trái luật?

Nếu nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng kí thỏa thuận tăng giá bảo hiểm ô tô thì có bị coi là vi phạm luật không, quy định cụ thể tại văn bản nào (Văn Hưng - Đằ Nẵng)

Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Luật Cạnh tranh 2004 để anh (chị) tham khảo, như sau:

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:"1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; 5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; 7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.” (Điều 8).
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:"1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này. 2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên” (Điều 9).

Như vậy, thỏa thuận cùng tăng giá bảo hiểm ô tô nêu trên của các doanh nghiệp chỉ bị cấm (vi phạm Điều 9 của Luật Cạnh tranh 2004) trong trường hợp các doanh nghiệp này có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào