Quy định về chế độ tử tuất

Bố tôi là giáo viên THPT, trên đường đi làm không may bị tai nạn giao thông và qua đời. Tuy nhiên, khi gia đình đi làm thủ tục thanh toán tiền tử tuất thì cơ quan bảo hiểm xã hội áp dụng theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 mà không áp dụng theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Xin hỏi như vậy có đúng không? – Nguyễn Mạnh Toàn (manhtoan***@gmail.com).

Ngày 11/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số: 115/2015/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc”, Quy định đối với người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016 như sau:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 1/1/2016 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016.

- Người lao động nữ sinh từ ngày 31/12/1970 trở về trước, nam sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1965 trở về trước và có kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên trước ngày 1/1/2016 mà đề nghị được hưởng lương hưu kể từ ngày 1/1/2016 thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016.

Người lao động chết trước ngày 1/1/2016 thì chế độ tử tuất thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016.

Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016.

Căn cứ theo quy định nêu trên, riêng đối với chế độ tử tuất thì người lao động chết trước ngày 1/1/2016 thì chế độ tử tuất thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2016, tức là áp dụng theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

Như vậy, trong thư bạn không nêu rõ thông tin là bố bạn qua đời vào thời điểm trước hay là sau ngày 1/1/2016. Do đó rất khó để chúng tôi trả lời chính xác cho bạn. Vì vậy bạn có thể căn cứ vào quy định nêu trên để xác định bố mình được hưởng chế độ tử tuất theo quy định hiện hành.

Sỹ Điền

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ tử tuất bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào