Cách tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ngày 1/1/2016, giáo viên chúng tôi được thôn báo là các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Chúng tôi băn khoăn không biết theo quy định mới thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chúng tôi được áp dụng tính như thế nào? Xin cho biết cụ thể? - Trương Hòa Bình tỉnh Quảng Ngãi.

Đúng là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, trừ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018.

Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sungkhác theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào