Quy định về thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên
Hiện tại không có văn bản nào quy định hoặc dướng dẫn riêng về việc nâng bậc lương thường xuyên đối với giáo viên, nhà giáo. Công việc này vẫn đang được áp dụng và thực hiện theo Thông tư số: 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 2 quy định về thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Còn tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư này quy định các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, trong đó có quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong thư bạn không nêu rõ bạn đang có trình độ đào tạo ở bậc nào, trung cấp, cao đẳng hay đại học nên chúng tôi đủ cơ sở để tư vấn chính xác cho bạn. Vì vậy bạn có thể tham khảo các quy định nêu trên để xác định thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên của mình.
Tuy nhiên thời gian nghỉ thai sản của bạn theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Thư Viện Pháp Luật