Được trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK

Tôi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh được 7 năm 8 tháng. Do điều kiện công tác tôi được luân chuyển công tác ra khỏi vùng thuận lợi. Vậy xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, tôi có được xét hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP hay không? Cụ thể là được trợ cấp như thế nào? Lê Văn Can (levancan@gmail.com).

* Trả lời:

Tại điều 8, Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu như sau:

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:

- Dưới 3 tháng thì không tính;

- Từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng 1/2 năm công tác;

- Từ trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng 1 năm công tác.

Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng trợ vấp một lần theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Và bạn sẽ được tính làm tròn là 8 năm. Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 tiền lương tháng hiện hưởng.

Sỹ Điền

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào