Nhân viên y tế trường học được hưởng phụ cấp 20%
* Trả lời:
Ngày 4/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số:56/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Theo đó, tại Điều 1 Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 3/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.
Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang.
Còn tại Khoản 6 Điều 3 của Nghị định trên quy định: Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2011.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, trường hợp của các bạn được hưởng phụ cấp là 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Nghi định trên không quy định phải vào biên chế và phải hết thời gian tập sự mới được được hưởng chế độ chính sách. Vì vậy các bạn yên tâm công tác vì các bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được hưởng chế độ phụ cấp theo chính sách hiện hành.
Sỹ Điền
Thư Viện Pháp Luật