Được cộng dồn thời gian trong quân ngũ để tính hưởng BHXH

Ông Đỗ Ngọc Sơn (phuonglinh888@...) sinh năm 1958, năm 1976 trúng tuyển vào đại học (theo diện thí sinh tự do), nhưng ngày 23/10/1976 ông có giấy gọi nhập ngũ và đến tháng 10/1979 xuất ngũ vì lý do sức khỏe. Ông Sơn tiếp tục học đại học và hưởng lương bộ đội đi học (mức 28 đồng/tháng). Quy định mới về cộng dồn thời gian trong quân... Thời gian trong quân ngũ có được tính thời gian... Tháng 8/1985 ra trường, ông Sơn được phân công về 1 công ty ở Hà Nội. Khi chốt sổ BHXH để về hưu trước tuổi, ông không được tính thời gian học đại học. Ông Sơn hỏi, việc chốt sổ BHXH như vậy có đúng không?

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam trả lời ông Đỗ Ngọc Sơn như sau:

Theo quy định tại Tiết b, Điểm 7, Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức Nhà nước thì: “Thời gian học sinh và sinh viên đi học ở các trường chuyên nghiệp sơ cấp, trung học, đại học… trước khi là công nhân, viên chức không được tính là thời gian công tác. Thời gian công tác chỉ được tính khi bắt đầu vào làm việc ở cơ quan, xí nghiệp Nhà nước”.

Theo thư ông Sơn trình bày thì ông trúng tuyển đại học theo diện thí sinh tự do, như vậy thời gian đi học đại học không được tính để hưởng BHXH. 

Tuy nhiên trong thời gian đi học ông được gọi đi bộ đội, sau khi xuất ngũ ông được tuyển dụng vào biên chế trong đơn vị Nhà nước thì thời gian đi bộ đội được tính để hưởng BHXH theo quy định tại Tiết a, Điểm 10, Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 nêu trên.

Theochinhphu.VN

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào