Tem chống hàng giả có cấu tạo như thế nào?

Tem chống hàng giả được dùng với mục đích giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật cách nhanh chóng, tránh mua nhầm hàng giả. Vậy tem chống hàng giả được cấu tạo như thế nào?

Do tính “khéo léo” và “sáng tạo” của người châu Á, ở khu vực Đông Nam Á tỷ lệ hàng giả có lẽ còn cao hơn con số đó. Việc sử dụng tem dán như một biện pháp kinh tế và phương tiện bảo vệ hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng.

Trong trường hợp không dùng nhãn bình thường mà sử dụng tem nhãn dán có một trong những tính năng bảo vệ thì chi phí sản xuất chỉ tăng đôi chút bởi giá vật liệu làm tem. Tuy nhiên, bù lại, tem nhãn dán không chỉ giúp phân loại hàng hóa mà còn trở thành phương tiện chống làm hàng giả.
 
Nguyên liệu dùng làm tem nhãn chống hàng giả rất đặc biệt, độc đáo đối với mỗi loại sản phẩm. Hình thức của mỗi loại tem-nhãn cũng rất phong phú. Từ loại giá rẻ và đơn giản cho đến các loại đắt tiền, tích hợp công nghệ cao, bảo đảm gần như 100% độ an toàn. Các mã dấu xác định tính trung thực của hàng hóa được ghi trên bề mặt hoặc có thể được ghi ở bên trong của bề mặt nguyên liệu (phôi) hoặc dưới lớp keo dán.
 
- Dấu mã chìm: hai hoặc ba chiều có thể được in theo yêu cầu lên trên các loại giấy, khi chiếu sáng sẽ nhìn thấy hoặc khi nhìn vào tem-nhãn dưới các góc độ khác nhau ta sẽ thấy các dấu mã chìm hiện lên. Loại mã này ở Việt Nam sử dụng phổ biến trên tem mỹ phẩm, sách, giấy tờ...
 
- Sợi bảo vệ: Các sợi bảo vệ có chiều dài và màu sắc khác nhau được đưa vào thành phần của giấy phôi có thể nhìn thấy hoặc không hoặc chỉ nhìn thấy khi chiếu tia cực tím.
 
- Các sợi kim loại lấp lánh: Các sợi kim loại dầy hoặc mảnh có thể được gắn vào giấy (thành từng mảng vạch hoặc theo toàn bộ diện tích). Chúng nhiều màu, thậm chí có cả những hoa văn siêu nhỏ. Sợi kim loại đặc biệt được đưa vào trộn với nguyên liệu làm tem dán, để làm giả loại tem này đòi hỏi phải chế ra đúng loại nguyên liệu như vậy. Trong trường hợp nhà sản xuất đặt làm các sợi kim loại có hình vẽ đặc biệt (hoặc in chữ) thì hàng giả rất khó bắt chước.
 
- Các vạch bảo vệ: Các vạch nhỏ bằng kim loại (còn gọi là dây kim loại) có thể cũng được đưa lên giấy phôi và nhìn bằng mắt thường cũng như bằng ánh sáng phản chiếu.
 
- Dải màu lấp lánh: Dải màu bảo vệ lấp lánh đặc biệt gồm sáu màu (xanh cây, xanh lam, đỏ ,tím, đồng, vàng) được in xáo trộn trên giấy phôi. Những dải màu này không thể sao chép được kể cả bằng máy photocopy màu, máy in offset hoặc máy in laser.
 
- Giấy nhạy cảm với các loại dung dịch: Là loại giấy dùng nguyên liệu mà khi định bóc tem nhãn sử dụng, các loại dung dịch (hóa chất) sẽ để lại vết trên giấy.
 
- Các hạt phát quang khi gần ánh sáng hồng ngoại: Những hạt nhìn thấy được khi chiếu tia laser vào nhãn có thể được phân bố khắp giấy phôi hoặc có thể được phun vào phôi tạo thành các hình vẽ, hoa văn.
 
- Các loại chất hóa học: Mã dấu bằng hóa học dựa trên công nghệ gen. Loại “mã sinh học” này dựa trên nguyên lý các kháng thể, chúng chỉ được nhận biết bởi các bộ giải mã sinh học phù hợp.
 
- Các vi hạt: Các hạt polime nhiều lớp, nhiều màu, có bản quyền (20-400 micron) có mã đặc biệt theo yêu cầu. Chúng có tính bền vững hóa học (bền vững trước tác động của phần lớn các dung dịch hòa tan và acid) có thể cho thêm vào keo dán hoặc phủ bề mặt phôi tem-nhãn. Nhãn bảo mật được chế tạo chỉ nhìn thấy được khi tuân thủ nghiêm ngặt mật độ của thuốc hiện màu các hạt đó.
 
Nhà sản xuất có thể tìm thấy bất kỳ loại tem dán nào có tính năng mình cần: bền chắc hoặc dễ rách, dán rất ăn hoặc bóc rất dễ, chịu được nhiệt nóng hoặc lạnh, tia cực tím, acid, kiềm... Điều quan trọng là chọn đúng vật liệu cơ bản và phối hợp chúng trong khi chế tạo để tem dán thực hiện được tối đa các yêu cầu đặt ra.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào