Cơ quan nào giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương?

Tôi đang làm công nhân tại một nhà máy sản xuất giấy. Năm 2014, Chính phủ đã tăng mức lương tối thiểu vùng, tuy nhiên, tôi vẫn bị nhà máy trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trường hợp không tuân thủ, trước hết bạn và người sử dụng lao động trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Nếu hai bên không giải quyết được, bạn có quyền đưa vụ việc tranh chấp đó ra cơ quan có thẩm quyền. Theo điều 194 Bộ luật lao động 2012: Trường hợp xảy ra tranh chấp do một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện, thì việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành.

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động. Tùy thuộc vào tranh chấp lao động ở mức độ cá nhân hay tập thể, tranh chấp về quyền hay về lợi ích mà Bộ luật Lao động quy định có các cơ quan tiếp nhận giải quyết khác nhau.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào