Xử lý hành vi bắt đối tượng trợ cấp xã hội lao động quá sức?
Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
- Nếu hành vi trên không thường xuyên diễn ra, không gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi bớt khẩu phần ăn của trẻ, bắt trẻ làm việc quá sức thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 144/2013/ NĐ- CP nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em:
1. Phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chếvệsinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi;
c) Bắt buộc đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d) Dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng.
3. Hình thức xử phạt bổsung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở bảo trợ xã hội hoặc người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại
Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này
- Nếu hành vi trên diễn ra thường xuyên hoặc tuy diễn ra không thường xuyên nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thư Viện Pháp Luật