Tiền lương và thời gian thử việc?

Tôi có xin làm ở cửa hàng lưu niệm gần nhà. Chị chủ nói thử việc ba ngày, nếu làm tốt, tôi sẽ được nhận, còn nếu không sẽ bị mất ba ngày đó. Hết ba ngày, chị gọi điện báo tôi làm không đạt. Tôi không muốn mất tiền công ba ngày đó, nên đã yêu cầu chị trả lương thì chị bắt bẻ tôi làm chậm. Tuy nhiên, tôi là người mới, ba ngày đó còn nhiều ngỡ ngàng. Chị cứ khăng khăng, bảo quy định ở đây là thử việc không tốt thì không trả lương. Bên cạnh đó, chị tính công cho tôi chỉ còn 7 giờ và giả sử có trả tiền thì cũng chỉ trả 10.000 đồng/giờ. Xin luật sư cho biết chủ tiệm làm vậy có đúng không?

Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

1. Về  tiền lương thử việc:

Theo Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.”

Nội dung thỏa thuận bao gồm:

-  Công việc và địa điểm làm việc.

-  Thời hạn của hợp đồng lao động.

-  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

-  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

-  Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Cũng theo Điều 28 này: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Trường hợp của bạn, tiền công của bạn trong 03 ngày thử việc phải được tính ít nhất bằng 85% mức lương của công việc mà các bên đã thỏa thuận. Và thời gian để tính lương trong 03 ngày thử việc là thời gian thực tế bạn đã làm trong 03 ngày đó.

Như vậy, chủ cửa hàng chỉ tính cho bạn 7h làm việc vì lí do làm chậm, không đạt yêu cầu là không đúng với quy định pháp luật.

2. Về việc kết thúc thời gian thử việc

Theo Khoản 1 Điều 29 bộ luật này: “Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.” 

Điều này cũng được hiểu là sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động có thể không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thử việc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào