Mức lương làm căn cứ đóng BHXH?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (Luật BHXH) thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Khoản 2 Điều 94 Luật BHXH quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc nêu rõ: “Đối với NLĐ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động”.
Theo Khoản 3 Phần C Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: “Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo quy định trên”. Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH quy định: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên”.
Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật trên, đối chiếu thông tin bạn cung cấp, thì việc công ty đóng BHXH cho ông không theo mức lương mà đã thỏa thuận trong HĐLĐ là sai với quy định.
Thư Viện Pháp Luật