Tranh giành quyền nuôi con sau ly hôn và tội bắt cóc trẻ em
Công ty luật Cương lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
- Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình thì:
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Như vậy, muốn giành được quyền nuôi con người chồng phải chứng minh một số vấn đề cần thiết như: kinh tế của người vợ không có đủ khả năng nuôi con, đạo đức phẩm chất của vợ không đủ tư cách để nuôi con, hoặc trong 1 năm qua người vợ đã không quan tâm đến con mà bỏ mặc...v v. Nếu chứng minh được một trong các điều kiện đã nêu trên thì Tòa án mới quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo mọi mặt tốt nhất cho con bạn. Còn khi người chồng chưa chứng minh được những điều kiện nêu trên, Toà án chưa chấp nhận mà đã giành con về nuôi là vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.
- Thứ hai: Do về mặt thuật ngữ thì không có điều luật nào gọi là “tội bắt cóc trẻ em”. Hơn nữa, thông thường hành vi bắt người làm con tin được thực hiện một cách lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không nộp tiền thì người bị bắt cóc sẽ nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...
Như vậy, hành vi của người chồng không được gọi là hành vi bắt cóc trẻ em.
Thư Viện Pháp Luật