Tôi xin trình bày vấn đề như sau: Vợ chồng tôi ly dị từ tháng 8.2012, Toà án quận Gò vấp xử thuận tình ly hôn và giao cháu lớn sinh 2002 cho tôi nuôi, giap cháu nhỏ sinh 2009 cho vợ tôi nuôi. Thực tế vợ tôi không trực tiếp nuôi cháu nhỏ mà gởi cháu cho Ông bà ngoại dưới quê nuôi. Cứ đều đặn 3 tuần tôi đi khoảng 140km để thăm cháu nhỏ và đưa tiền 2 triệu đồng để Bà ngoại mua sữà nuôi cháu. Cháu ở nhà với ông bà ngoại không được đi học mẫu giáo vì trường ở xa. Mẹ cháu làm cách đó khoảng 25km nhưng mỗi tháng về 1 lần và không đưa tiền phụ nuôi. Ông bà ngoại nhiều lần thấy cảnh cha con tôi quyến luyến, con tôi khóc la thì bảo tôi đem cháu về nuôi cho có chị có em. Cháu nhỏ đã sống với với hai cha con tôi từ 8.2012 đến nay, cháu được đến trường mẫu giáo. Tôi là kỹ sư cơ khí làm việc ở công ty nước ngoài có hợp đồng dài hạn. Thu nhập mỗi tháng 18 triệu đồng, hợp đồng thuê nhà dài hạn. Giữa nơi tôi ở, đi làm và trường các cháu học trong khoảng 2km. Mẹ cháu thì thường xuyên thay đổi nơi ở và chỗ làm. Hiện nay mẹ cháu ở cách nơi tôi ở khoảng 18km (đang sống với 1 người đàn ông không giá thú, cả hai bán trứng gà-vịt ngoài chợ tự phát) nhưng khi cháu bệnh cấp cứu trong bệnh viện vẫn không đến thăm, cũng chưa bao giờ hỗ trợ về vật chất cho các cháu. Thậm chí Tết phải mượn tiền của tôi để mua quần áo cho các cháu vì sợ cháu giận. Tôi xin hỏi, ở vào hoàn cảnh này tôi có thể xin toà án thay đổi lại quyền nuôi con hợp pháp được không? Khả năng Toà xử cho tôi thắng kiện không? Vì vợ chồng tôi không còn nói chuyện với nhau được nữa nên chúng tôi không thể gặp mà hoà giải. Ngay cả ông bà ngoại bé có gọi về hoà giải cũng không được. Vì tôi sợ mẹ cháu sống không an cư lạc nghiệp, lâu lâu lại đến thăm rồi lại dẫn đi rồi khi khó khăn lại đem cháu giao cho ông bà ngoại, như vậy cháu nhỏ lại khổ. Tôi xin luật sư tư vấn đề này, xin chân thành cám ơn!
Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn:
Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình thì:
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được việc trực tiếp thay đổi người nuôi con là vì lợi ích của con bạn, thì Tòa án có thể xem xét để quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin