Trách nhiệm liên đới khi người mua xe của mình có hành vi vi phạm pháp luật?
Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định của BLDS 2005, trường hợp của bạn là một giao dịch dân sự mà cụ thể là mua bán tài sản, giao dịch này có thể được thiết lập bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi nên giao dịch này về mặt pháp lý là hoàn toàn hợp pháp. Theo quy định tại điều 324 BLDS 2005: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”. Trong trường hợp này của bạn, quyền sở hữu đối với chiếc xe này đã được chuyển giao từ bạn sang người khác nên trách nhiệm pháp lý phát sinh sẽ do người kia gánh chịu.
Nếu chiếc xe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì bạn không phải lo lắng về việc mình bị liên đới chịu trách nhiệm. Nhưng nếu trong tình huống chiếc xe có dấu hiệu có được từ hành vi vi phạm pháp luật thì bạn có thể bị cơ quan công an triệu tập để điều tra, bạn phải trình bày rõ những gì mình biết về chiếc xe bao gồm cả những giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của chiếc xe để chứng tỏ bạn không thực hiện hành vi quy định tại Điều 250 BLHS 1999 về tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/seatimes.com.vn
Thư Viện Pháp Luật