Doanh nghiệp không đóng BHXH cho nhân viên kiện ở đâu?
Đầu tiên, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý độc giả đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên mục.
Sau đây, Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
Việc tham gia BHXH được quy định tại Điều 2 Luật BHXH:
1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước…; doanh nghiệp, hợp tác xã… có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Đối với BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
Mức đóng BHXH từ ngày 1-1-2014 trở đi bằng 26% mức tiền lương, tiền công tháng (tăng 2% so với năm 2013), trong đó người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 18%.
- Mức đóng BHYT từ ngày 1-1-2014 bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%.
- Mức đóng BHTN từ ngày 1-1-2014 trở đi bằng 2% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động là 22% mức lương hàng tháng của người lao động.
Theo quy định trên, nếu công ty không đóng BHXH cho người lao động là vi phạm pháp luật. Bạn có quyền tự thương lượng trực tiếp yêu cầu người đại diện theo pháp luật của công ty giải quyết.
Nếu qua thương lượng trực tiếp mà bạn không đồng ý, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng hòa giải cơ sở (nếu Công ty có Hội đồng hòa giải) hoặc yêu cầu cơ quan lao động cấp huyện cử hòa giải viên lao động (nếu công ty không có Hội đồng hòa giải) để hòa giải. Bạn cũng có thể nhờ công đoàn cơ quan giúp bạn thương lượng.
Nếu hòa giải không thành, bạn có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử và thuê luật sư.
Thư Viện Pháp Luật