Người Việt Nam có được mang 2 quốc tịch không?

Nếu mình kết hôn với phụ nữ người Philippines và mình xin nhập quốc tịch Philippines nhưng lại muốn giữ quốc tịch Vietnam có được không và có cần tiến hành làm thủ tục gì?

Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:

Theo khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch thì công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Theo quy định vừa viện dẫn, nếu vợ anh đáp ứng đủ các điều kiện luật định thì có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo khoản 3 Điều 19 nói trên thì người nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người “là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép".

Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và Mục 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch thì: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn đến hết ngày 1/7/2014.

Theo quy định nói trên, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì công dân đó sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp công dân đó muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Để không mất quốc tịch Việt Nam, bạn cần đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Anh để làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam mà bạn cần chuẩn bị - tùy từng trường hợp cụ thể - sẽ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (theo mẫu do ĐSQ cấp),

- Bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu Việt Nam hết giá trị sử dụng;

+ Bản sao hoặc trích lục Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (nếu có).

- Giấy tờ cư trú tại nước sở tại.

Nếu bạn không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam bạn còn phải nộp thêm Tờ khai lý lịch (theo mẫu) và các giấy tờ khác để phục vụ việc xác minh quốc tịch (nếu có). Khi đó Đại sứ quán (Lãnh sự quán) sẽ tiến hành xác minh, nếu kết quả xác minh là bạn có quốc tịch Việt Nam thì sẽ cấp giấy xác nhận đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho bạn.

Trong trường hợp bạn trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, pháp luật về quốc tịch Việt Nam và các quy định có liên quan không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, bạn vẫn có thể có quốc tịch nước ngoài bên cạnh quốc tịch Việt Nam, nếu pháp luật nước đó không có quy định buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch.

Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào