Có thai với anh trai cùng cha khác mẹ kết hôn được không?
Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật HNGĐ 2000 về điều kiên kết hôn thì viêc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật HNGĐ 2000. Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 10 luật HNGĐ 2000 về những trường hợp kết hôn cấm kết hôn.
“Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
Như vậy,giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là một trong những trường hợp cấm kết hôn .
Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Trường hợp của bạn đã thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình 2000. Hai bạn đến với nhau sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Luật hôn nhân và gia đình cấm những người có quan hệ huyết thống với nhau để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Qua nghiên cứu trên cơ sở khoa học hiện đại và từ khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng những người có quan hệ huyết thống không thể kết hôn với nhau, bởi những người này kết hôn với nhau, con cái của họ sinh ra thường bệnh tật, dị dạng , thậm chí có trường hợp con cái bị tử vong ngay sau khi sinh.
Từ những lời tư vấn trên, bạn và bạn trai mình lựa chọn cho mình giải pháp tốt nhất cho tương lai của hai bạn
Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin
Thư Viện Pháp Luật