Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn?

Vợ chồng tôi do mẫu thuẫn cách sống nên làm đơn ra toà ly dị. Ly dị có sự đồng thuận của 2 bên, tài sản chồng để lại hết cho vợ. Nhưng khi làm toàn án đang thụ lý hồ sơ của tôi thì chủ nợ bên phía chồng tôi xuất hiện và đâm đơn kiện vợ chồng chúng tôi vay tiền của họ. Nhưng khi ra hoà giải thì bà chủ nợ này không chứng minh được tôi mượn tiền của bà ấy, vì bà ấy lén sau tôi cho chồng tôi mượn tiền ( số tiền là 1 tỷ đồng). Tại buổi hoà giải bà chủ nợ cũng nói là cho chồng tôi mượn tiền mà không cho vợ biết. Bây giờ dù không còn tình nhưng còn cái nghĩa, tôi quyết định bán nhà chia tài sản để ông ấy trả nợ. Nhưng tôi được vài người tư vấn rằng dù người vợ không biết về món nợ nần này, nhưng cũng phải có nghĩa vụ cùng chồng trả nợ. Chứ không được chia tài sản của vợ riêng và của chồng riêng, để người chồng lấy số tiền vừa chia để trả nợ. Vậy kính thưa luật sư, họ nói vậy có đúng không ? Chẳng lẽ tôi và các con sẽ ra đường ở sao ? Chân thành cám ơn Luật sư.

Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau:

Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một người hay hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Nếu việc vay mượn dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa nhà cửa, chăm lo cho con cái. Thì dù bạn biết hay không biết việc vay mượn đó, bạn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn .

Tại khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.

Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Như vậy, trong trường hợp của bạn những người bạn của bạn nói như thế là hoàn toàn chính xác.

Công ty Luật Cương Lĩnh xin cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục!

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào