Lợi tức từ tài sản riêng, người khác không được hưởng

Trong quá trình chung sống, hai vợ chồng tôi bất đồng trong việc làmăn nên mới đây đã quyết định chia đôi các tài sản để mạnh ai nấy lo việc của mình. Tuy nhiên, chồng tôi vẫn buộc tôi phải đưa một khoản tiền từ những hợp đồng đã ký kết trước đó. Chúng tôi đã thỏa thuận phần ai nấy lo, hợp đồng xuất phát từ công việc của tôi, liên quan đến phần tài sản của tôi thì chồng tôi không được quyền đòi phần này, đúng không? Lê Thị Minh Nhàn,Long Khánh, Đồng Nai
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trừ trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên… Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Cần lưu ý, từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản phát sinh mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Như vậy, nếu bà xác định được các lợi nhuận phát sinh từ các hợp đồng do bà khai thác từ phần tài sản riêng của mình thì chồng bà không thể đòi chia phần này, trừ phi sau này hai vợ chồng lại có thỏa thuận khác.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào