Nhiệm vụ của công an xã đối với an ninh trật tự?
Theo Pháp lệnh công an xã và Thông tư hướng dẫn Pháp lệnh này thì: Công an xã có nhiệm vu nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã
Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự; người được đặc xá, tha tù trước thời hạn; người chấp hành xong hình phạt tù; bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được hưởng án treo; người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; người nghiện ma túy hoặc sau cai nghiện ma túy;
Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;
Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;
Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.
Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:
Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;
Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;
Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
[Hidden Field]
Cho em xin hỏi : Sự việc dưới đây có thể quy vào tội LỪA ĐẢO có tổ chức hay không ? Và sẽ bị sử phạt như thế nào ? Trân thành cảm ơn anh và xin lỗi vì em đã trình bày quá tỷ mỷ . Em rất mong được nhận sự trả lời sớm. Em là Việt kiều, năm 2003 em về VN chơi và thuê phòng 3 tháng tại Q1, TP - HCM. Vì cùng là đồng hương ( Hải Phòng ) nên rất thân thiện, mỗi khi có dịp về nước chơi em thường đến thăm chị ấy và có chút quà nhỏ mặc dù em không thuê phòng ở đó. Năm 2011 em về nước chơi chị ấy đưa em đến một nơi và giới thiệu đó là Công Ty của chị ấy đã làm việc hơn 3 năm và chuẩn bị lên chức Giám Đốc.Chị ấy nói muốn là thành viên của C/T phải nộp tiền vào đó, nhưng hàng tháng sẽ được trả lại một phần vốn và lãi sau một năm sẽ có lợi nhuận gấp đôi tuỳ thuộc vào số tiền nộp ít hay nhiều, và chị ấy nói C/T không cho người quốc tịch nước ngoài làm thành viên nhưng không lo vì chị ấy đã mượn sẵn cho em CMNN của người khác rồi. Ngày 10-11-2011 chị ấy dụ em nộp 3 phần, khoản tiền là 12.066 Dollars tính theo giá ACB là 234.609.000 VNĐ. Nhưng em chỉ nộp một phần là 3.722 Dollars ( 78.203.000 VNĐ ). Vì ngày hôm sau em phải bay về bên kia nên chị ấy nói yên tâm chị ấy sẽ lĩnh tiền giúp. Nhưng tháng đầu tiên sau khi nộp tiền thì chị ấy báo tin là C/T đã bỏ trốn. Em nói chị ấy phải có trách nhiệm hoàn lại số tiền mà em đã nộp. Vì điều kiện đi lại khó khăn nên em không thể về VN liền, năm 2013 em bay về HN thì chị ấy hẹn gặp tại TP- HCM, khi em bay vao TP-HCM thì chị ấy lại nói hẹn gặp ở Hải Phòng và em lại bay ra HP. Cuối cùng thì em cũng đã gặp được chị ấy, chị ấy chấp nhận trả cho em một nửa, còn em phải chịu thiệt một nửa, nhưng từ năm 2013 đến giờ chị ấy vẫn chưa trả đủ như chị đã hứa. Ngày 20-2-2014 em lại về nước và chị ấy có hứa ngày 1-4-2014 sẽ trả hết số tiền mà em đã nộp năm 2011, khi em đến nhà chị ấy để lấy tiền thì chị ấy gọi cảnh sát khu vực đến và vu khống cho em tội làm mất trật tự. Khi nghe sự việc thì cảnh sát khu vực cũng nói là chị ấy sai va nói em nên làm đơn kiện.
Thư Viện Pháp Luật