Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cho an hỏi Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Câu hỏi của anh Ninh (Hà Nội)

Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tại Điều 4 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội
1. Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội điều hành, điều hòa, phối hợp hoạt động của Ban Thư ký;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phó Tổng Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội phụ trách điều hành các mảng công việc của Ban Thư ký theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
b) Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
c) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội.

Như vậy, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội điều hành, điều hòa, phối hợp hoạt động của Ban Thư ký;

- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội phụ trách điều hành các mảng công việc của Ban Thư ký theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;

- Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;

- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)

Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tại Điều 5 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký
1. Ủy viên Thường trực Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối tham mưu tổng hợp phục vụ Tổng Thư ký Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký;
b) Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban Thư ký, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký trình Tổng Thư ký Quốc hội phê duyệt;
c) Chủ trì tham mưu tổ chức, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Thư ký;
d) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội tập hợp, hệ thống hóa và công bố quy trình, thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy viên Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
b) Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
c) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà mình trực tiếp tham mưu, phục vụ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
d) Được sử dụng bộ máy, công chức, viên chức, người lao động của vụ, đơn vị thuộc cơ quan mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký.

Như vậy, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Làm đầu mối tham mưu tổng hợp phục vụ Tổng Thư ký Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký;

- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban Thư ký, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký trình Tổng Thư ký Quốc hội phê duyệt;

- Chủ trì tham mưu tổ chức, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Thư ký;

- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội tập hợp, hệ thống hóa và công bố quy trình, thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký;

- Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;

- Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;

- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà mình trực tiếp tham mưu, phục vụ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;

- Được sử dụng bộ máy, công chức, viên chức, người lao động của vụ, đơn vị thuộc cơ quan mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký.

Công tác chỉ đạo điều hành Ban Thư ký Quốc hội được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 công tác chỉ đạo điều hành Ban Thư ký Quốc hội thực hiện như sau:

- Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký và chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động của Ban Thư ký;

Điều hành hoạt động của Văn phòng Quốc hội và Ban Thư ký bảo đảm thông suốt, thống nhất, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Khi Tổng Thư ký Quốc hội vắng mặt thì Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực được phân công thực hiện nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội;

Trường hợp Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực vắng mặt thì Phó Tổng Thư ký Quốc hội được phân công thực hiện nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc hội

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào