Cá nhân không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định mà lại thực hiện hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà có thể bị phạt hành chính đến 5.000.000 đồng?

Cho tôi hỏi: Mức phạt hành chính với người hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Tuấn đến từ Hà Nam

Cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì để được hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy?

Điều 42 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
2. Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Theo quy định nêu trên, để được hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện như:

- Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định bị phạt hành chính như thế nào?

Cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định bị phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định bị phạt hành chính như thế nào?

Khoản 1 Điều 48 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
...

Theo quy định nêu trên, cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Giám đốc Công an cấp tỉnh phát hiện cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định có thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính không?

Điểm b khoản 5 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...

Khoản 1 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
...

Mức phạt tối đa với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định là 5.000.000 đồng.

Theo các quy định nêu trên, Giám đốc Công an cấp tỉnh phát hiện cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề theo quy định có thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào