Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào? Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào? Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là gì? Câu hỏi của bạn Đạt ở Bình Thuận.

Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào?

Tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.

Tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau:

Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Theo đó, cầm cố tài sản và thế chấp tài sản đều là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, thế chấp tài sản và cầm cố tài sản vẫn có sự khác nhau nhất định.

Về chủ thể:

Cầm cố tài sản: gồm bên cầm cố, bên nhận cầm cố.

Thế chấp tài sản: gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba (bên giữ tài sản thế chấp).

Về bản chất:

Cầm cố tài sản: phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Thế chấp tài sản: không phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Đối tượng:

Cầm cố tài sản: thông thường là động sản.

Thế chấp tài sản: thông thường là bất động sản, các quyền tài sản (quyền sử dụng đất,...).

Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào? Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào? Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là gì? (Hình từ Internet)

Các bên có được thỏa thuận phương thức xử lý tài sản cầm cố, tài sản thế chấp hay không?

Tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo đó, các bên được thỏa thuận phương thức xử lý tài sản cầm cố, tài sản thế chấp bằng một trong những phương thức sau:

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

Các bên có thể thỏa thuận phương thức khác ngoài 03 phương thức được nêu trên.

Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là gì?

Tại Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản như sau:

Nghĩa vụ của bên cầm cố
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau:

Nghĩa vụ của bên thế chấp
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Theo đó, bên cầm cố có nghĩa vụ:

- Giao tài sản cầm cố theo đúng thỏa thuận.

- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bên thế chấp có nghĩa vụ:

- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp:

+ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

+ Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký biện pháp bảo đảm

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào