Có bao nhiêu Ủy ban của Quốc hội? Uỷ ban nào của Quốc Hội có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trước khi trình Quốc hội?

Các Uỷ ban của Quốc hội là gì? Uỷ ban nào có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trước khi trình Quốc hội? Chị Hải - Nam Định

Có bao nhiêu Uỷ ban của Quốc hội?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định về Ủy ban của Quốc hội như sau:

Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
b) Ủy ban tư pháp;
c) Ủy ban kinh tế;
d) Ủy ban tài chính, ngân sách;
đ) Ủy ban quốc phòng và an ninh;
e) Ủy ban văn hóa, giáo dục;
g) Ủy ban xã hội;
h) Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
i) Ủy ban đối ngoại.
...

Như vậy, có 09 Uỷ ban của Quốc hội, bao gồm:

- Ủy ban pháp luật;

- Ủy ban tư pháp;

- Ủy ban kinh tế;

- Ủy ban tài chính, ngân sách;

- Ủy ban quốc phòng và an ninh;

- Ủy ban văn hóa, giáo dục;

- Ủy ban xã hội;

- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;

- Ủy ban đối ngoại.

Uỷ ban nào của Quốc Hội có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật trước khi trình Quốc hội?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 70 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật
...
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thẩm tra kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp.
...

Như vậy, Uỷ ban pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

Có bao nhiêu Ủy ban của Quốc hội? Uỷ ban nào của Quốc Hội có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trước khi trình Quốc hội?

Có bao nhiêu Ủy ban của Quốc hội? Uỷ ban nào của Quốc Hội có nhiệm vụ, quyền hạn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trước khi trình Quốc hội? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Uỷ ban pháp luật trong việc bảo vệ Hiến pháp là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 80 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có quy định về trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc bảo vệ Hiến pháp như sau:

Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc bảo vệ Hiến pháp
...
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
...

Như vậy, trong việc bảo vệ Hiến pháp, Uỷ ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo thẩm quyền những kiến nghị, đề nghị sau:

- Kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

- Đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban của Quốc hội

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào