Lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?

Lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta? Hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại lúa do thiên tai bao gồm những thông tin gì?- Câu hỏi của anh Phú (An Giang).

Lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ như sau:

Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
...

Như vậy, lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo từng loại lúa bao gồm:

- Đối với lúa thuần:

+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;

+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

- Đối với mạ lúa thuần;

+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;

+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.

- Đối với lúa lai:

+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;

+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha.

- Đối với mạ lúa lai:

+ Thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;

+ Thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.

Lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?

Lúa bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại lúa do thiên tai bao gồm những thông tin gì?

Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định về hồ sơ xin hỗ trợ như sau:

Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Như vậy, hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại lúa do thiên tai bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai;

- Bản kê khai sản xuất ban đầu;

- Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Tải Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây lúa do thiên

tại đây

Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại lúa do thiên tai là bao nhiêu ngày?

Tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai như sau:

Trình tự, thủ tục hỗ trợ
...
3. Trách nhiệm của các cấp:
a) Đối với dịch bệnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị đinh này.
b) Đối với thiên tai: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Như vậy, hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại lúa do thiên tai sẽ được giải quyết chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiệt hại do thiên tai gây ra

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào