Chủ tàu cá không thường trú tại Việt Nam có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá không?
Chủ tàu cá không thường trú tại Việt Nam có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá không?
Tại điểm d khoản 3 Điều 71 Luật Thuỷ sản 2017 có quy định đăng ký tàu cá như sau:
Đăng ký tàu cá
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.
3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
c) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu cá.
Như vây, chủ tàu cá là cá nhân có nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam là một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
Trường hợp chủ tàu cá là cá nhân không thường trú tại Việt Nam thì sẽ không được đăng ký tàu cá.
Chủ tàu cá không thường trú tại Việt Nam có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá không? (Đăng ký tàu cá)
Tàu cá bị mất tích bao nhiêu năm thì sẽ bị xoá đăng ký tàu cá?
Tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Thuỷ sản 2017 có quy định về xóa đăng ký tàu cá như sau:
Xóa đăng ký tàu cá
1. Tàu cá bị xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;
b) Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;
d) Theo đề nghị của chủ tàu cá.
2. Khi xóa đăng ký, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá cho chủ tàu.
Như vậy, tàu cá sẽ bị xóa đăng ký tàu cá khi mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tàu cá có quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 73 Luật Thuỷ sản 2017 các quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như sau:
- Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
- Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
- Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định.
- Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
- Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Trân trọng!
Lương Thị Tâm Như