Trường hợp nào bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?

Cho tôi hỏi: Trường hợp nào bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?- Câu hỏi của anh Lân (Khánh Hòa).

Trường hợp nào bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?

Tại Điều 52 Thông tư 105/2021/TT-BQP có quy định về chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thoả thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân như sau:

Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế nếu quá trình thực hiện thỏa thuận quốc tế có sự vi phạm một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 6 Thông tư này có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định tại Thông tư này.

Tại Điều 4 Thông tư 105/2021/TT-BQP có quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân như sau:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:
1. Việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết; không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
2. Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.

Như vậy, bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân khi vi phạm một trong các nguyên tắc như sau:

- Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết;

Không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

- Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.

- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.

Trường hợp nào bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân?

Trường hợp nào bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)

Việc lưu trữ thoả thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 54 Thông tư 105/2021/TT-BQP có quy định về lưu trữ thỏa thuận quốc tế

- Việc lưu trữ thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

- Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lưu trữ bản gốc văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng; gửi bản sao cho Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.

- Cơ quan, đơn vị ký kết thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lưu trữ bản gốc văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp mình.

Nội dung thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân cập nhật vào cơ sở dữ liệu bao gồm những thông tin gì?

Tại Điều 57 Thông tư 105/2021/TT-BQP có quy định về cơ sở dữ liệu về thoả thuận quốc tế như sau:

Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế
1. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là tập hợp các thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng dưới dạng văn bản điện tử.
2. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được xây dựng, sử dụng chung nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã ký kết.
3. Thông tin về nội dung thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân cập nhật vào cơ sở dữ liệu gồm:
a) Tên gọi, nội dung thỏa thuận quốc tế, tên các bên ký, ngày ký, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;
b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ ký và các văn bản ký kết để triển khai thực hiện (nếu có);
c) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;
d) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
4. Thỏa thuận quốc tế được xác định độ mật không đăng tải trên cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế.
5. Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nội dung thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân cập nhật vào cơ sở dữ liệu bao gồm những thông tin như sau:

(1) Tên gọi, nội dung thỏa thuận quốc tế, tên các bên ký, ngày ký, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;

(2) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ ký và các văn bản ký kết để triển khai thực hiện (nếu có);

(3) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;

(4) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội nhân dân

Lương Thị Tâm Như

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào