Các biện pháp bảo vệ trẻ em bị xâm hại ở cấp độ can thiệp là gì?

Hiện nay có bao nhiêu biện pháp bảo vệ trẻ em? Khi nào thì trẻ em bị áp dụng biện pháp ở cấp độ cao nhất? Mong giải đáp - Chị Thu - Tây Ninh

Có bao nhiêu cấp độ của biện pháp bảo vệ trẻ em?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em 2016 có quy định về các yêu cầu bảo vệ trẻ em như sau:

Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
...

Như vậy, có 03 cấp độ bảo vệ trẻ em là:

- Phòng ngừa;

- Hỗ trợ;

- Can thiệp.

Biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ được áp dụng đối với đối tượng trẻ em nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật Trẻ em 2016 có quy định về cấp độ hỗ trợ như sau:

Cấp độ hỗ trợ
1. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
...

Như vậy, cấp hỗ trợ được áp dụng đối với những trẻ em sau nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em:

- Trẻ em có nguy cơ bị bạo lực

- Bóc lột

- Bỏ rơi

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Gia đình trẻ em bị xâm hại có thể bị áp dụng biện pháp bảo vệ cấp độ can thiệp không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Trẻ em 2016 có quy định về cấp độ can thiệp như sau:

Cấp độ can thiệp
1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
....

Như vậy, cấp độ can thiệp được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em. Cho nên, gia đình trẻ em có thể bị áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em bị xâm hại ở cấp độ can thiệp là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016 có quy định về cấp độ can thiệp như sau:

Cấp độ can thiệp
...
2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Như vậy, các biện pháp bảo vệ trẻ em ở cấp độ can thiệp bao gồm:

- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

- Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em cần chăm sóc thay thế;

- Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

- Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em;

- Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ trẻ em

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào