Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
- Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
- Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Các Uỷ viên Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1.Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2.Ban Chỉ đạo họp định kỳ mỗi quí một lần vào tuần đầu, tháng đầu của quí để thông qua các chủ trương, biện pháp, phương thức tổ chức thực hiện Đề án.
3.Ngoài các cuộc họp thường kỳ, theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND tối cao - Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc của ít nhất hai phần ba thành viên Ban Chỉ đạo trở lên, có thể tổ chức các cuộc họp bất thường để giải quyết các công việc cần thiết.
4.Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo đều được ghi vào sổ biên bản do Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện. Biên bản phải ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu và diễn biến cuộc họp, ý kiến kết luận của chủ toạ cuộc họp. Tùy tính chất và tầm quan trọng của cuộc họp, Ban Chỉ đạo có văn bản thông báo ý kiến kết luận về nội dung cuộc họp.
Theo đó, chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
- Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Ban Chỉ đạo họp định kỳ mỗi quí một lần vào tuần đầu, tháng đầu của quí để thông qua các chủ trương, biện pháp, phương thức tổ chức thực hiện Đề án.
- Ngoài các cuộc họp thường kỳ, theo yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc của ít nhất hai phần ba thành viên Ban Chỉ đạo trở lên, có thể tổ chức các cuộc họp bất thường để giải quyết các công việc cần thiết.
- Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo đều được ghi vào sổ biên bản do Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện. Biên bản phải ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu và diễn biến cuộc họp, ý kiến kết luận của chủ toạ cuộc họp. Tùy tính chất và tầm quan trọng của cuộc họp, Ban Chỉ đạo có văn bản thông báo ý kiến kết luận về nội dung cuộc họp.
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện Đề án;
2. Điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng định hướng các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
3. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra công tác của các thành viên Ban Chỉ đạo; thống nhất chỉ đạo các Ban Chỉ đạo của các Viện kiểm sát địa phương;
4. Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương về các hoạt động của Ban Chỉ đạo, các cơ chế, chính sách thực hiện cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành KSND.
Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện Đề án;
- Điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng định hướng các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra công tác của các thành viên Ban Chỉ đạo; thống nhất chỉ đạo các Ban Chỉ đạo của các Viện kiểm sát địa phương;
- Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương về các hoạt động của Ban Chỉ đạo, các cơ chế, chính sách thực hiện cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Các Uỷ viên Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện những nhiệm vụ gì?
Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về nhiệm vụ của các Uỷ viên Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Các Uỷ viên Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
2. Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Đề xuất chủ trương, giải pháp, kế hoạch thực hiện Đề án.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Theo quy định nêu trên, Uỷ viên Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định có các nhiệm vụ như sau:
- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Đề xuất chủ trương, giải pháp, kế hoạch thực hiện Đề án.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn