Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu đơn vị trực thuộc?

Cho hỏi, Viện Nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu đơn vị trực thuộc? Chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp như thế nào? Câu hỏi của Chị Hoa đến từ Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu đơn vị trực thuộc?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:

Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp
1. Viện Nghiên cứu lập pháp có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và công chức, viên chức, người lao động.
2. Biên chế và cơ cấu ngạch công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở vị trí việc làm và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp. Ngoài số biên chế theo quy định, Viện Nghiên cứu lập pháp được sử dụng chế độ chuyên gia và cộng tác viên.
3. Viện Nghiên cứu lập pháp có các đơn vị trực thuộc sau đây:
a) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính - Nhà nước;
b) Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế - Xã hội;
c) Ban Quản lý khoa học;
d) Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;
đ) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo Luật báo chí và quy định của pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Như vậy, Viện Nghiên cứu lập pháp có 05 đơn vị trực thuộc sau đây:

- Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính - Nhà nước;

- Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế - Xã hội;

- Ban Quản lý khoa học;

- Văn phòng Viện Nghiên cứu lập pháp;

- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
...
2. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp;
b) Chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội; giữ quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Thay mặt Viện Nghiên cứu lập pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện Nghiên cứu lập pháp;
d) Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp; cơ chế phối hợp, quan hệ công tác trong nội bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và với các cơ quan, tổ chức có liên quan;
e) Quyết định thành lập Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.

Như vậy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ và quyền hạn là:

- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp;

- Chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội; giữ quan hệ với:

+ Thường trực Hội đồng Dân tộc

+ Thường trực Ủy ban của Quốc hội

+ Lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

+ Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan

- Thay mặt Viện Nghiên cứu lập pháp trong hoạt động hợp tác quốc tế thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện Nghiên cứu lập pháp

- Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp theo quy định của pháp luật

- Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp

- Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, quan hệ công tác trong nội bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và với các cơ quan, tổ chức có liên quan

- Quyết định thành lập Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.

Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu đơn vị trực thuộc?

Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp có bao nhiêu đơn vị trực thuộc? (Hình từ Internet)

Chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về kinh phí và điều kiện bảo đảm như sau:

Kinh phí và điều kiện bảo đảm
...
4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được hưởng chế độ, chính sách như cán bộ, công chức và người lao động của Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.
Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết này được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Vụ trưởng, cấp phó của người đứng đầu được hưởng lương, chế độ và chính sách tương đương Phó Vụ trưởng của Bộ, ngành Trung ương.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được hưởng chế độ, chính sách như cán bộ, công chức và người lao động của Văn phòng Quốc hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện Nghiên cứu lập pháp

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào