Đề xuất: Bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở?

Cho tôi hỏi: Có phải thời gian tới sẽ có thêm quy định về miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở không? Câu hỏi của anh Thành đến từ Bắc Giang.

Bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở (đề xuất)?

Điều 6 Dự thảo Điều lệ Công đoàn sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở như sau:

Miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở
1. Cán bộ công đoàn cơ sở vì lý do cá nhân không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì ban chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định miễn nhiệm.
2. Cán bộ công đoàn cơ sở không đủ uy tín đối với đoàn viên thì ban chấp hành công đoàn cơ sở lấy phiếu tín nhiệm và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định bãi nhiệm.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết điều này.

Theo quy định nói trên, Dự thảo đề xuất bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở, cụ thể như sau:

- Miễn nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở:

Cán bộ công đoàn cơ sở vì lý do cá nhân không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì ban chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định miễn nhiệm.

- Bãi nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở:

Cán bộ công đoàn cơ sở không đủ uy tín đối với đoàn viên thì ban chấp hành công đoàn cơ sở lấy phiếu tín nhiệm và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định bãi nhiệm.

Cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp có thể được bố trí làm các công việc phù hợp tại các cơ quan của công đoàn Việt Nam?

Hiện nay, quy định về cá bộ công đoạn được thực hiện theo Điều 4 Điều lệ Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

Cán bộ công đoàn
1. Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
2. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
a. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
b. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

Điều 4 Dự thảo Điều lệ Công đoàn sửa đổi đề xuất sửa đổi quy định về cán bộ công đoàn như sau:

Cán bộ công đoàn
1. Cán bộ công đoàn được hưởng phụ cấp trách nhiệm lãnh đạo, quản lý gồm:
a. Là người được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận từ tổ công đoàn trở lên.
b. Là người được tuyển dụng, bổ nhiệm, làm việc tại cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nếu có).
2. Cán bộ công đoàn có thể làm việc chuyên trách hoặc không chuyên trách.
3. Cán bộ công đoàn làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu đủ điều kiện về năng lực, trình độ, tiên chuẩn, uy tín theo quy định của Tổng Liên đoàn thì có thể được cấp có thẩm quyền của công đoàn xét tuyển, điều động, bố trí làm các công việc phù hợp tại các cơ quan của công đoàn.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, dự thảo đề xuất bổ sung thêm trường hợp cho phép cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp có thể được bố trí làm các công việc phù hợp tại các cơ quan của công đoàn Việt Nam, theo đó:

Cán bộ công đoàn làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu đủ điều kiện về năng lực, trình độ, tiên chuẩn, uy tín theo quy định của Tổng Liên đoàn thì có thể được cấp có thẩm quyền của công đoàn xét tuyển, điều động, bố trí làm các công việc phù hợp tại các cơ quan của công đoàn.

Đề xuất: Bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở?

Đề xuất: Bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở? (Hình từ Intermet)

Đề xuất cán bộ công đoàn thực hiện thêm một số nhiệm vụ?

Hiện nay, nhiệm vụ của cán bộ công đoàn được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn
1. Nhiệm vụ
a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
đ. Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
...

Điều 5 Dự thảo Điều lệ Công đoàn sửa đổi đề xuất sửa đổi quy định về cán bộ công đoàn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn
1. Nhiệm vụ
a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên, người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
đ. Phát triển, quản lý đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp thành viên và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam.
e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
...

Theo đề xuất tại Dự thảo nêu trên, ngoài các nhiệm vụ của cán bộ công đoàn theo quy định hiện hành, cán bộ công đoàn được đề xuất thực hiện thêm các nhiệm vụ như:

- Quản lý đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh;

- Thu hút, tập hợp thành viên và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Miễn nhiệm cán bộ

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào