Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu? Câu hỏi của bạn Long đến từ Phú Yên

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định về mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng như sau:

Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 9 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mức hỗ trợ:
a) Công ty lâm nghiệp: 300.000 đồng/ha/năm;
b) Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm;
c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm.
...

Theo quy định nêu trên, mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng được quy định như sau:

- Mức hỗ trợ đối với công ty lâm nghiệp: 300.000 đồng/ha/năm;

- Mức hỗ trợ đối với ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm;

- Mức hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm.

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?

Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nội dung chi cho hoạt động hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định về nội dung chi đối với việc hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng như sau:

Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
...
3. Nội dung chi:
a) Công ty lâm nghiệp, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Ban quản lý rừng: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã: chi tổ chức quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý và chi hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 tháng 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
...

Theo quy định nêu trên, nội dung chi cho hoạt động hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng gồm:

- Chi cho công ty lâm nghiệp, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

+ Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

- Chi cho Ban quản lý rừng, đối với các nội dung:

+ Thuê, khoán hợp đồng bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư vùng đệm; thuê người bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh. Ban quản lý rừng đặc dụng xác định diện tích rừng cần thuê, khoán hợp đồng bảo vệ rừng;

+ Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng gồm trang thiết bị dự báo, cảnh báo cháy rừng, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng và các công cụ, trang thiết bị khác phục vụ quản lý bảo vệ rừng;

+ Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét bảo vệ rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên; tuyên truyền giáo dục pháp luật về lâm nghiệp đối với cộng đồng;

+ Hỗ trợ chi phí quản lý phát triển cộng đồng vùng đệm, gồm: chi phí đi lại hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với Ủy ban nhân dân cấp xã, thôn, bản;

+ Chi khác phù hợp với quy định pháp luật về lâm nghiệp(nếu có).

- Chi cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với các nọi dung:

+ Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

- Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Chi tổ chức quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý và chi hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.

Phương thức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2023/TT-BTC và khoản 5 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, việc hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng được thực hiện bằng các phương thức như sau:

- Công ty lâm nghiệp:

+ Được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT;

- Ban quản lý rừng, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:

+ Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm lâm sở tại nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT.

Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

*Lưu ý: Thông tư 21/2023/TT-BTC có hiệu lực từ 01/06/2023

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng tự nhiên

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào