Mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo là bao nhiêu?

Cho hỏi, hộ nghèo có mức cho vay tối đa là bao nhiêu? Cần những điều kiện gì để được vay phục vụ sản xuất kinh doanh? Muốn vay hơn mức cho vay tối đa có được không? Anh Dũng - Long An

Mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo là bao nhiêu?

Căn cứ tại Mục 1 Công văn 866/NHCS-TDNN năm 2019 có quy định về mức cho vay tối đa như sau:

Nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Theo đó, các chương trình tín dụng được Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay, cụ thể:
- Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
- Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
- Chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
...

Như vậy, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo hiện nay là 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.

Mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo là bao nhiêu?

Mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo hiện nay là bao lâu?

Căn cứ tại Mục 2 Công văn 866/NHCS-TDNN năm 2019 có quy định về thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo như sau:

2. Nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo lên 120 tháng. Theo đó, chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg có thời hạn cho vay thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo được nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng.
...

Như vậy, hiện nay thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 120 tháng để phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn

Hộ nghèo có thể vay bổ sung nếu phát sinh nhu cầu vay thêm vốn có được không?

Căn cứ tại Mục 3 Công văn 866/NHCS-TDNN năm 2019 có quy định về nhu cầu vay thêm vốn của hộ vay như sau:

3. Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Trường hợp, hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.
4. Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố và các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện chủ động báo cáo UBND và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với các chương trình tín dụng nêu trên; làm tốt công tác tuyên truyền, giám sát trước, trong và kiểm tra sau cho vay, để đảm bảo việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tồn tại.

Như vậy, hộ nghèo đang sử dụng vốn vay nếu có nhu cầu vay thêm vốn thì có thể vay bổ sung được nhưng mức dư nợ không quá 100 triệu đồng/hộ, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đang sử dụng vốn vay có hiệu quả

- Thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận

- vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức lãi suất cho vay

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào