Bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?

Bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn gì? Câu hỏi của anh Tiến (Hải Phòng)

Bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 35 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại
[...]
4. Bao bì đựng chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;
b) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi;
c) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
[...]

Như vậy, theo quy định trên, bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như sau:

- Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ;

- Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi;

- Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.

Bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?

Bao bì đựng chất thải nguy hại trước khi đưa vào sử dụng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Sử dụng bao bì đựng chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
[...]
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
b) Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi không có phương tiện chính chủ hoặc phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
c) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
e) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
[...]

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp sử dụng bao bì đựng chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức xử phạt trên là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng bao bì đựng chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)

Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải nguy hại, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;

- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải lưu chứa trong quá trình sử dụng;

- Có biển dấu hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều;

- Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín và biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, phải có biện pháp kiểm soát nạp đầy tràn để bảo đảm mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10 cm;

- Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái che hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong;

- Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại có dung tích từ 02 m3 trở lên và đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều này được đặt ngoài trời nhưng phải bảo đảm kín khít, không bị nước mưa lọt vào.

- Trường hợp lưu chứa loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có khả năng phản ứng hóa học với nhau trong cùng thiết bị lưu chứa thì phải có biện pháp cách ly, bảo đảm loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại không tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu chứa.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải nguy hại

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào