Việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi: Việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào? câu hỏi của bạn Trang đến từ Gia Lai.

Việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào?

Khoản 1 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định về việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non như sau:

Liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học.
2. Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định. Quy định này không áp dụng đối với liên kết đào tạo để thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định của Chính phủ;
...

Theo quy định nêu trên, việc liên kết đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học.

Việc liên kết đào tạo  trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở chủ trì liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Khoản 2 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu đối với cơ sở chủ trì liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non như sau:

Liên kết đào tạo
...
2. Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
a) Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định. Quy định này không áp dụng đối với liên kết đào tạo để thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định của Chính phủ;
b) Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá tuyển sinh liên tục theo hình thức chính quy;
c) Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ tiêu chuẩn theo quy định giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
d) Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo.
3. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo
...

Theo đó, cơ sở chủ trì liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định (không áp dụng đối với liên kết đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non);

- Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá tuyển sinh liên tục theo hình thức chính quy;

- Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ tiêu chuẩn theo quy định giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;

- Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo.

Cơ sở phối hợp đào tạo trình độ cao đẳng mầm non cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Khoản 3 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu đối với cơ sở phối hợp liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non như sau:

Liên kết đào tạo
...
3. Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo
a) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
b) Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Theo đó, cơ sở phối hợp đào tạo trình độ cao đẳng mầm non cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

- Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT, các bên tham gia liên kết đào tạo trình độ cao đẳng mầm non được quy định có các trách nhiệm sau:

- Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo:

+ Chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng liên kết đào tạo, thỏa thuận cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, sinh viên trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.

- Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm:

+ Quản lý chất lượng đào tạo;

+ Báo cáo hoạt động liên kết đào tạo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi liên kết đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh;

+ Trong quá trình đào tạo, nếu cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển sinh viên về cơ sở chủ trì liên kết để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho sinh viên;

- Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm:

+ Cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thỏa thuận giữa hai bên;

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường cao đẳng

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào