Việc sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi cần được tăng cường giám sát?

Xin hỏi, ngày nay có nhiều trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi, liệu có quy định nào để quản lý vấn đề này không? Mong được giải đáp.

Hóa đơn điện tử là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019 về hóa đơn điện tử có quy định như sau:

Hóa đơn điện tử
1. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
...

Theo đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử.

Hóa đơn điện tử cũng bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi cần được tăng cường giám sát?

Việc sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi cần được tăng cường giám sát? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi cần được tăng cường rà soát?

Căn cứ Công điện 01/CĐ-BTC năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử do Bộ trưởng Bộ Tài chính điện có quy định như sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế.

Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế; xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.

- Rà soát tổng thể, đánh giá và đề xuất việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử;

Khẩn trương hoàn thành thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin Hóa đơn điện tử;

- Có giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng đối với hệ thống Hóa đơn điện tử; tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi bất thường trên hệ thống Hóa đơn điện tử;

- Phân công, bố trí cán bộ thực hiện công tác phân tích, đánh giá và cảnh báo, kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo, gian lận về hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các Bộ, ngành đơn vị liên quan nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Nguyên tắc lập, sử dụng hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử hóa đơn điện tử có quy định như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
3. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.
4. Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc lập, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện dựa theo những nguyên tắc sau đây:

- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.

- Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử

Nguyễn Võ Linh Trang

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào