Khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác là gì?

Tôi muốn biết khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Toán (Bắc Ninh)

Khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định về khuyết tật bẩm sinh về giới tính như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;
...

Và tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định về giới tính chưa được định hình chính xác như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;
3. Gen biệt hóa tinh hoàn là gen mã hóa yếu tố xác định tinh hoàn nằm trên nhánh gắn của nhiễm sắc thể Y mà nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì đó chính là yếu tố của sự phát triển, hình thành tinh hoàn có biểu hiện cho nam giới.

Như vậy, khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như:

- Nữ lưỡng giới giả nam

- Nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;

Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.

Khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác là gì?

Khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính chưa được định hình chính xác là gì? (Hình từ Internet)

Người đề nghị xác định lại giới tính có được tự quyết tuổi để phẫu thuật không?

Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định về điều trị để xác định lại giới tính như sau:

Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
...
3. Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.

Như vậy, người đề nghị xác định lại giơi tính không được tự quyết định tuổi để phẫu thuật mà phải có sự quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất.

Giấy chứng nhận y tế cho cho người đã được xác định lại giới tính do ai cấp?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 88/2008/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định về chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính như sau:

Chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính
“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế cho cho người đã được xác định lại giới tính theo mẫu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Như vậy, giấy chứng nhận y tế cho cho người đã được xác định lại giới tính được cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính.

Trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài thì Giấy xác nhận đã xác định lại giới tính trước đó có được công nhận ở Việt Nam để đăng ký lại hộ tịch không?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định về cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài như sau:

Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.

Như vậy, các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thay đổi hộ tịch

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào