Cá nhân cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng?

Cho tôi hỏi: Cá nhân cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Minh đến từ Lào Cai.

Quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng?

Điều 35 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng như sau:

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
3. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
5. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Theo đó, để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng, các tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các quy định sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

- Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

- Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ, cá nhân có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng?

Cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ, cá nhân có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng? (Hình từ Internet)

Cá nhân cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ như sau:

Vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
b) Không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
c) Không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...

Theo quy định nêu trên, cá nhân cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ, buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có được không?

Khoản 2 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng nhưng không cảnh báo thông tin gây hại cho trẻ em có trong dịch vụ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường mạng

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào