Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đi tù có lâu không? Hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
...
Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Theo đó, người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thực hiện những hành dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản khi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng cụ thể:
+ Đến thời hạn trả lại tài sản vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
+ Đã sử dụng tài sản vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng: vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đi tù có lâu không?
Căn cứ tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
...
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm.
Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đi tù có lâu không? Hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hành vi chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
...
Và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản từ vay, mượn, thuê tài sản của người khác bị phạt số tiền như sau:
- Đối với cá nhân thực hiện hành vi bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Tổ chức hực hiện hành vi bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trân trọng!
Võ Ngọc Trúc Quỳnh