Cá nhân ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền có thể bị phạt hành chính lên đến 15.000.000 đồng?

Cho tôi hỏi: Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu? Mong được tư vấn.

Hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?

Khoản 7 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quy định về trẻ em như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
...

Theo đó, hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật

Cá nhân ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền có thể bị phạt hành chính lên đến 15.000.000 đồng?

Cá nhân ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền có thể bị phạt hành chính lên đến 15.000.000 đồng? (Hình từ Internet)

Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền là bao nhiêu?

Điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền như sau:

Vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ tơi và có nguy cơ bị xâm hại khác
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Không thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em;
c) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
d) Không cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Từ chối, không thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...

Theo quy định nêu trên, mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh có được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân có hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền không?

Điểm b khoản 6 Điều 42 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh như sau:

Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
...
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm b, c, d và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Theo quy định nêu trên, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh có được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân có hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào