Từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV, công ty có thể bị phạt hành chính lên đến 40.000.000 đồng?
- Từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV?
- Mức phạt hành chính với công ty từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện công ty có hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV không?
Từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV?
Khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
...
Theo đó, hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là hành vi hạn chế quyền của người nhiễm HIV, đây là hành vi được xem là phân biệt đối xử với người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.
Từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV, công ty có thể bị phạt hành chính lên đến 40.000.000 đồng? (Hình từ Internet)
Mức phạt hành chính với công ty từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là bao nhiêu tiền?
Điểm c khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV như sau:
Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;
d) Buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
e) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được thì buộc tiêu hủy sản phẩm truyền thông.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định nên trên, công ty có hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, công ty còn bị buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện công ty có hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV không?
Điểm b khoản 3 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về phẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Mức phạt tiền tối đa với công ty có hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV là 40.000.000 đồng.
Theo các quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện công ty có hành vi từ chối nâng lương với người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn